TIẾNG ANH XÂY DỰNG, CẦU ĐƯỜNG

alt text

THUẬT NGỮ

Thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh xây dựng, cầu đường

English terms
alt text

HỒ SƠ THẦU

Mẫu hồ sơ dự thầu song ngữ tiếng Anh - tiếng Việt

English bid documents
alt text

NHÀ ĐẸP

Mẫu nhà đẹp, kinh nghiệm xây dựng nhà đẹp, mẫu thiết kế nhà đẹp

Vào nhà
alt text

BIỆT THỰ ĐẸP

Mẫu biệt thự đẹp, kinh nghiệm xây dựng biệt thự đẹp, thiết kế đẹp

Vào biệt thự
alt text

CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG

Công nghệ xây dựng mới, vật liệu xây dựng mới

Công nghệ mới

Bài Được Xem Nhiều

Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 5): Thỏa thuận liên danh tiếng Anh - Joint Operation Agreement

  • Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2013
  • by
  • Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 5): Thỏa thuận liên danh tiếng Anh - Joint Operation Agreement

    Joint Operation Agreement

    Whereas:
     
    1.  The --ABC-- Project Management Unit (hereinafter referred to as “the Employer”) invites sealed bids from eligible bidders for the construction of --Package under Project--

    2.   We, the undersigned, legally authorized by means of the attached Powers of Attorney to act in the name and on behalf of our respective firms named below, hereby declare that we have formed the joint operation composed of the following partners for the execution of the construction works of the --Package under Project--


     

    Name of Joint Operation

    --ABC--
     
     

    Lead Partner

    --DEF--
     
     

    Partner

    --GHO--
     

      

    We hereby jointly agree and declare:

     
     

    a-

    that our Joint Operation have nominated --ABC-- as the Lead Partner of our Joint Operation to sign on all documents including bid and contract agreement;

     
     

    b-

    that the firm --ABC-- is the leader representative for Joint Operation in taking responsible for the completion of the Contract, in case of award, and for all damages and consequences to Employer in case of any complaint from a third party occur during the completion of the Contract;

     
     

    c-

    that all Partners of our Joint Operation shall be liable jointly and severally for the execution of the Contract;

     
     

    d-

    that if the Employer accepts the Bid of our Joint Operation, it shall not be modified in its composition or constitution without the prior consent of the Employer in written form and Partners’ agreement in written form, until the completion of the Contract; Regardless of respective scopes of Partners’ works as mentioned above, when necessary Employer will have right to supervise the completion of the Contract, including right to access all documents relating to the Contract completion such as Financial Statement, purchase bills, lists of equipment, machines, and personnel, subcontracting agreement, letters, facsimiles, etc.

      
     

    e-

    that each Partner’s share of the Works is as follows:

     
     

    Partner

    Name of Firm

    Responsible Role and Work

    Share (% to Contract Amount)

    Lead Partner

    --ABC--

    - Mobilizes machines, equipments, personnel and finance for construction of share works

    - Appoints one Project Manager for management of the whole works

    --%

    Partner

    --DEF--

    - Mobilizes machines, equipments, personnel and finance for construction of share works

    - Appoints one Deputy Project Manager for management of the works

    --%

     

    f-

     

    that the signatory and representative for the Joint Operation is assigned to Mr. --ABC-- position: Director from --ABC--

     
     

    g-

    that this Agreement  is valid immediately after Letter of Acceptance from Employer is received.

     
     

    h-

    that this Agreement is invalid if the Contract is not awarded  to Joint Operation.
     


     
    Under the witness, the Representatives of the Partners have signed and sealed this agreement on ..........................., 2030. 
     
     

     

     

    Name of Lead Partner: --ABC--

    Signature:

     

     

     

     

     

     

     

     

    Date:

    Name of Representative: --ABC--

     

     

     

     

    Name of Partner: --DEF--

    Signature:

    Date:

    Name of Representative: --DEF--
    Read More...

    Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 4): Giấy ủy quyền tiếng Anh - Power of Attorney

  • Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2013
  • by
  • Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 4): Giấy ủy quyền tiếng Anh - Power of Attorney


    Power of Attorney


    To:       Mr. ABC

     
    Re.:  Contract Package 123 under ABC  Project
     

    Know all people by these presents that we, the undersigned, authorized representatives of the respective companies named below who are partners of the Joint Operation submitting a bid for the Works for the captioned --PROJECT--, hereby duly authorize and extend complete POWER OF ATTORNEY to the following named person to sign for and on behalf of our companies, all documents concerning the Bid, proposals, negotiations, contract and other documents as may be necessary.

     

    Name in full:    --ABC--

    Title:                --NAME OF TITLE--

    Signature:        --SIGNS--

     

     

     

     

     

     

     

     

    In Witness Whereof, we executed this Power of Attorney under our legal signature and Company seal on this _______________ day of ___________________2050.

     



    For: --ANOTHER-- Company

     

    Name and title of signatory:   

    --DEF--

     

    Signature & Seal:

     

     

     

     

     

     

     

     
    Read More...

    Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 3): Bảo lãnh dự thầu - Bid Security (Bank Guarantee)

  • by
  • Hồ sơ dự thầu bằng tiếng Anh (Bài 3): Bảo lãnh dự thầu - Bid Security (Bank Guarantee)


    Bid Security
    (Bank Guarantee)

    To:      PROJECT MANAGEMENT UNIT

    Whereas, --(name of bidder)-- (hereinafter called “the Bidder”) has submitted his Bid dated for the execution of the Works for -- (name of project).

    Know all people by these presents that We, --(name and address of the bank)-- (hereinafter called “the Bank” ) are bound unto the Project Management Unit (hereinafter called “the Employer”) in the sum of --VND-- for which payment well and truly to be made to the said Employer, the Bank binds itself, its successors, and assigns by these presents.

    Sealed with the Common Seal of the said Bank this --date--

    THE CONDITIONS of this obligation are:

    1.    if the Bidder withdraws his Bid during the period of bid validity specified in the Form of Bid; or

    2.    if the Bidder does not accept the correction of errors in his Bid; or

    3.    if the Bidder interferes in the bid or award process; or

    4.    if the Bidder fails within the specific time to send a representative having full authorization to negotiate the Contract Agreement with the Employer; or

    5.    if the Bidder, having been notified of the acceptance of his Bid by the Employer during the period of Bid validity,

    -        fails or refuses to execute the Contract Agreement in accordance with the Instructions to Bidders, if required; or

    -       fails or refuses to furnish the Performance Security, in accordance with the Instructions to Bidders.

    We undertake to pay to the Employer up to the above amount upon receipt of his first written demand, without the Employer having to substantiate his demand, provided that in his demand the Employer will note that the amount claimed by him is due to him owing to the occurrence of one or both of the two conditions, specifying the occurred condition or conditions.

    This Guarantee will remain in force up to and including the date 28 days after the date of expiration of the Bid Validity as stated in the Instructions to Bidders, or as it may be extended by the Employer, notice of which extension(s) to the Bank is hereby waived.  Any demand in respect of this Guarantee should reach the Bank not later than the above date.


    Date_______________________ 2005

    Name of the Bank:   ________________________________________

    Signature : ________________________   Seal  _________________________
     
    Read More...

    Kinh nghiệm xây nhà: Để ngôi nhà đẹp thật sự

  • Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013
  • by
  • Kinh nghiệm xây nhà: Để ngôi nhà đẹp thật sự

    Đẹp từ cái nhìn đầu tiên

    Không gian xanh trong nhà

    Cách bố trí công năng là yếu tố được xem xét đầu tiên trong bức tranh toàn cảnh ngôi nhà. Gia chủ cần bày tỏ quan điểm thẩm mỹ của mình với thiết kế và thi công khi đưa ra yêu cầu chung cho toàn bộ căn nhà, theo phong cách sống của gia đình và theo tính cách của mỗi người, có không gian chung hòa hợp và có từng góc riêng.

    Một yếu tố khác cũng quan trọng không kém là lựa chọn màu sắc cho ngôi nhà. Sự phối màu hợp lý, khéo léo không chỉ tôn vẻ đẹp căn nhà mà còn giúp các thành viên trong gia đình có một không gian thoải mái trong chính tổ ấm của mình.

    Không gian đẹp trong kiến trúc không thể thiếu cây xanh, hồ nước, đóng vai trò kết nối kiến trúc với môi trường, giúp mang đến sự yên bình và sức sống cho ngôi nhà. Vì vậy, dù diện tích nhà nhỏ cũng nên dành một phần không gian thiết kế bằng cách sắp xếp cây xanh, giếng trời, hồ cá... để mang lại không gian thiên nhiên trong lành cho gia đình bạn.

    Tham khảo về phong thủy, màu sắc và nội thất đẹp, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy thông tin khá đa dạng và phong phú trên internet hoặc tham gia các ngày hội tư vấn kinh nghiệm xây nhà thường tổ chức hàng năm như Cùng xây tổ ấm của Holcim và trên website cùng tên.

    Đến cái đẹp “tốt gỗ”

    Xây nhà theo tiêu chí “tốt gỗ hơn tốt nước sơn” đã được ý thức từ xa xưa. Nhà đẹp phải thực sự khỏe, chắc chắn từ cấu trúc, để đảm nhận được sứ mệnh đúng nghĩa của một nơi che nắng, che mưa, sum họp gia đình. Trong đó, quan trọng nhất là phải có được sự chắc chắn bền vững theo thời gian, ngay từ phần móng, cần người có chuyên môn để đưa ra giải pháp làm móng nhà phù hợp. Quá trình làm móng nhà nên chọn lựa bê tông tươi chất lượng cao, nhà thầu buộc phải tuân thủ các phương pháp thi công và bảo dưỡng theo đúng tiêu chuẩn qui định.

    Yếu tố thứ hai là cột phải thực sự bền chắc, có khả năng chịu tải trọng mạnh mẽ. Đây là một trong những cấu kiện quan trọng bậc nhất, là các mốc liên kết chịu và truyền lực để duy trì sự bền vững của toàn bộ ngôi nhà. Hầu hết các nhà thầu chọn phương pháp tự trộn bê tông truyền thống cho hạng mục này vì số lượng ít và thời gian thi công lâu, tuy nhiên, phương pháp này sẽ khó đảm bảo chất lượng và cường độ vì nhiều yếu tố: nguyên vật liệu cát, đá, nước… không được kiểm soát, chọn lọc. Giải pháp an toàn là nên chọn Holcim Home Beton Cột bởi ngoài việc kiểm soát chất lượng là khả năng kéo dài thời gian công tác và chống phân tầng cao, đạt độ dẻo dễ dàng thi công.

    Tiếp đó, làm thế nào để nhà xây xong không bị rạn nứt sàn, vách, mái về sau, đòi hỏi người thi công phải hết sức chú ý trong quá trình bảo dưỡng bê tông sau khi đổ. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng có ích, trung bình từ một tuần trở lên. Cần sử dụng sản phẩm bê tông tươi có khả năng chịu lực tốt, có thể chọn loại của Holcim Home Beton đạt cường độ kỹ thuật sau 7 ngày để rút ngắn thời gian thi công. Đặc biệt, đối với những hạng mục có môi trường thường xuyên ẩm ướt, cần lưu ý đến cường độ và khả năng chống thấm là B4 hoặc B6.

    Xây nhà đẹp và bền chắc là ước muốn của tất cả chủ nhà.


    Tags tìm kiếm:
    • Tiếng Anh xây dựng
    • Tieng Anh xay dung
    • Tiếng Anh chuyên ngành xây dựng
    • Tieng Anh chuyen nganh xay dung
    • Tiếng Anh cầu đường
    • Tieng Anh cau duong
    • Tiếng Anh chuyên ngành cầu đường
    • Tieng Anh chuyen nganh cau duong
    • Thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành
    • Thuat ngu tieng Anh chuyen nganh
    • Mẫu nhà đẹp
    • Mẫu biệt thự đẹp
    • Mẫu bản vẽ thiết kế nhà
    • Mẫu bản vẽ thiết kế nhà cấp 4
    • Bản vẽ autocad nhà đẹp
    • Kinh nghiệm xây nhà
    Read More...

    Các sự cố khi thi công cọc khoan nhồi và biện pháp phòng ngừa, khắc phục

  • by
  • Các sự cố khi thi công cọc khoan nhồi và biện pháp phòng ngừa, khắc phục

    Hình minh họa thi công cọc khoan nhồi
    1. SỰ CỐ KHÔNG RÚT ĐƯỢC ĐẦU KHOAN LÊN

    - Khái quát công nghệ : Điều kiện địa chất chủ yếu là bùn, cát pha, sét pha, sỏi sạn, mũi cọc được thiết kế ngập vào tầng đá 50 cm. Dùng công nghệ khoan ống vách để giữ thành trong suốt quá trình khoan. Ông vách được giữ lại không rút lên.

    - Diễn biến sự cố: Do một nguyên nhân nào đó như mất điện máy phát, hỏng cẩu.v.v.. làm gián đoạn quá trình khoan cọc, cần phải rút đầu khoan lên ngay ngay sau khi mất điện thì đầu khoan bị kẹt ở đáy lỗ không cẩu lên được cũng không thể nhổ lên được.

    - Nguyên nhân: Hiện tuợng sập vách phần đất đã khoan duới đáy ống vách chưa kịp hạ xảy ra ngay sau khi mất điện làm nghiêng đầu khoan, đầu khoan bị vướng vào đáy ống vách và bị toàn bộ phần đất sập xuống bao phủ. Do vậy không thể rút đầu khoan lên được.


    - Biện pháp xử lý:


    Cách 1: Rút ống vách lên khoảng 20 cm sau đó mới rút đầu khoan, sau khi rút được đầu khoan lên rồi sẽ lại hạ ngay ống vâch xuống.


    Cách 2: Nếu không thể nhổ được ống vách do ống vách đã hạ sâu, lực ma sát lớn, ta phải dùng biện pháp xói hút . Cách tiến hành như sau:


    Dùng vòi xói áp lực cao xói hút phần đất đã bị sập và xói sâu xuống dưới đầu khoan mục đích làm cho đầu khoan trôi xuống dưới theo phương thẳng đứng để khỏi bị nghiêng vào thành vách. Sau đó mới cẩu rút đầu khoan.


    Lưu ý: Trong suốt quá trình xói hút luôn giữ cho mực nước trong lỗ khoan ổn định đầy trong ống vách để giữ ổn định thành lỗ khoan dưới đáy ống vách.


    2. SỰ CỐ KHÔNG RÚT ĐƯỢC ỐNG VÁCH LÊN TRONG PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CÓ ỐNG VÁCH
     
    Nguyên nhân:

    Do điều kiện đất (chủ yếu là tầng cát). Lực ma sát giữa ống chống với đất ở xung quanh lớn hơn lực nhổ lên ( lực nhổ và lực rung) hoặc khả năng cẩu lên của thiết bị làm lỗ không đủ. Trong tầng cát thì sự cố kẹp ống thường xảy ra, do ảnh hưởng của nước ngầm khá lớn, ngoài ra còn do ảnh hưởng của mật độ cát với việc cát cố kết lại dưới tác dụng của lực rung. Còn trong tầng sét, do lực dính tương đối lớn hoặc do tồn tại đất sét nở v.v...


    Ống vách hoặc thiết bị tạo lỗ nghiêng lệch nên thiết bị nhổ ống vách không phát huy hết được năng lực.


    Lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn lên làm tăng lực ma sát giữa ống vách với tầng đất.
    Thời gian giữa hai lần lắc ống dài quá cũng làm cho khó rút ống đặc biệt là khi ống vách đã xuyên vào tầng chịu lực.


    Bê tông đổ một lượng quá lớn mới rút ống vách hoặc đổ bê tông có độ sụt quá thấp làm tăng ma sát giữa ống vách và bê tông.


    Biện pháp phòng ngừa, khắc phục:

    Chọn phương pháp thi công và thiết bị thi công đảm bảo năng lực thiết bị đủ đáp ứng nhu cầu cho công nghệ khoan cọc.


    Sau khi kết thúc việc làm lỗ và trước lúc đổ bê tông phải thường xuyên rung lắc ống, đồng thời phải thử nâng hạ ống lên một chút ( khoảng 15 cm) để xem có rút được ống lên hay không.
    Trong lúc thử này không được đổ bê tông vào.

    Khi sử dụng năng lực của bản thân máy mà nhổ ống chống không lên được thì có thể thay bằng kích dầu có năng lực lớn để kích nhổ ống lên.


    Trước khi lắc ống lợi dụng van chuyển thao tác, lúc lắc với một góc độ nhỏ làm cho lực cản giảm đi, để cho nó từ từ trở lại trạng thái bình thường rồi lại nhổ lên, và phải đảm bảo hướng nhổ lên của máy trùng với hướng nhổ lên của ống. Nếu ống bị nghiêng lệch thì phải sửa đổi thế máy cho chuẩn.


    Nếu phát hiện ra lưỡi nhọn ống vách bị mài mòn phải kịp thời dùng phương pháp hàn chồng để bổ xung.


    3. SỰ CỐ SẬP VÁCH HỐ KHOAN

    - Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái tĩnh:

    + Độ dài của ống vách tầng địa chất phía trên không đủ qua các tầng địa chất phức tạp.


    + Duy trì áp lực cột dung dịch không đủ.


    + Mực nước ngầm có áp lực tương đối cao

    + Trong tầng cuội sỏi có nước chảy hoặc không có nước, trong hố xuất hiện hiện tượng mất dung dịch.

    +Tỷ trọng và nồng độ của dung dịch không đủ.

    + Sử dụng dung dịch giữ thành không thoả đáng.


    + Do tốc độ làm lỗ nhanh quá nên chưa kịp hình thành màng dung dịch ở trong lỗ.


    - Các nguyên nhân chủ yếu ở trạng thái động:


    + ống vách bị biến dạng đột ngột hoặc hình dạng không phù hợp.


    + ống vách bị đóng cong vênh, khi điều chỉnh lại làm cho đất bị bung ra.


    +Dùng gầu ngoạm kiểu búa, khi đào hoặc xúc mạnh cuội sỏi dưới đáy ống vách làm cho đất ở xung quanh bị bung ra.


    + Khi trực tiếp để bàn quay lên trên ống giữ, do phản lực chấn động hoặc quay làm giảm lực dính giữa ống vách với tầng đất.


    + Khi hạ khung cốt thép va vào thành hố phá vỡ màng dung dịch hoặc thành hố.


    + Thời gian chờ đổ bê tông quá lâu ( qui định thông thường không quá 24 h) làm cho dụng dịch giữ thành bị tách nước dẫn đến phần dung dịch phía trên không đạt yêu cầu về tỷ trọng nên sập vách.


    Ngoài ra còn có một nguyên nhân khá quan trọng khác là áp dụng công nghệ khoan không phù hợp với tầng địa chất.


    - Các biện pháp đề phòng sụt lở thành hố:


    Theo các nguyên trên, để đề phòng sụt lở thành hố phải chú ý các việc sau:

    + Khi lắp dựng ống vách phải chú ý độ thẳng đứng của ống giữ.

    + Công tác quản lý dung dịch chặt chẽ trong phương pháp thi công phản tuần hoàn.


    + Khi xuất hiện nước ngầm có áp, tốt nhất là nên hạ ống vách qua tầng nước ngầm. Khi làm lỗ nếu gặp phải tầng cuội sỏi mà làm cho rò gỉ mất nhiều dung dịch thì phải dừng lại để xem xét nên tiếp tục sử lý hay thay đổi phương án. Vì vậy công tác điều tra khảo sát địa chất ban đầu rất quan trọng.


    + Duy trì tốc độ khoan lỗ theo qui định tránh tình trạng tốc độ làm lỗ nhanh quá khiến màng dung dịch chưa kịp hình thành trên thành lỗ nên dễ bị sụt lở.

    + Cần phải thường xuyên kiểm tra dung dịch trong quá trình chờ đổ bê tông để có giải pháp sử lý kịp thời tránh trường hợp dung dịch bị lắng đọng tách nước làm sập vách.

    + Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phòng đầu côn quay khi lên xuống làm sạt lở thành lỗ, phải thao tác với một tốc độ lên xuống thích hợp và phải điều chỉnh cho vừa phải thành ngoài của đầu côn quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho có cự ly phù hợp.


    + Khi thả khung cốt thép phải thực hiện cẩn thận tránh cho cốt thép va chạm mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thép xong phải thực hiện việc dọn đất cát bị sạt lở, thuờng dùng phương pháp trộn phun nước, sau đó dùng phương pháp không khí đây nước, bơm cát v.v... để hút thứ bùn trộn ấy lên, lúc này phải chú ý bơm nước áp lực không đuợc quá mạnh tránh làm cho lỗ khoan bị phá hoại nhiều hơn.

    + Khi làm lỗ bằng guồng xoắn, để đề phũng đầu cụn quay khi lờn xuống làm sạt lở thành lỗ, phải thao tỏc với một tốc độ lờn xuống thớch hợp và phải điều chỉnh cho vừa phải thành ngoài của đầu cụn quay với cạnh ngoài của dao cắt gọt cho cú cự ly phự hợp.


    + Khi thả khung cốt thộp phải thực hiện cẩn thận trỏnh cho cốt thộp va chạm mạnh vào thành lỗ. Sau khi thả khung cốt thộp xong phải thực hiện việc dọn đất cỏt bị sạt lở, thuờng dựng phýừng phỏp trộn phun nýớc, sau đỳ dựng phýừng phỏp khụng khớ đừy nýớc, bừm cỏt v.v... để hỳt thứ bựn trộn ấy lờn, lỳc này phải chỳ ý bừm nýớc ỏp lực khụng đuợc quỏ mạnh trỏnh làm cho lỗ khoan bị phỏ hoại nhiều hừn.

     4. SỰ CỐ TRỒI CỐT THÉP KHI ĐỔ BÊ TÔNG

     4.1.TRƯỜNG HỢP TRỒI CỐT THÉP DO ẢNH HƯỞNG CỦA QUÁ TRÌNH RÚT ỐNG VÁCH:

     + Nguyên nhân 1: Thành ống bị méo mó, lồi lõm.

    Cách phòng ngừa: Kiểm tra kỹ thành trong ống vách nhất là ở phần đáy. Nếu bị biến dạng hoặc méo mó thì phải nắn sửa.


    + Nguyên nhân 2: Cự ly giữa đường kính ngoài của khung cốt thép với thành trong của ống vách nhỏ quá, vì vậy sẽ bị kẹp cốt liệu to vào giữa khi rút ống vách cốt thép sẽ bị kéo lên theo.
    Cách phòng ngừa: Quản lý chặt chẽ cốt liệu bê tông. Cự ly giữa thành trong ống vách và thành ngoài của cốt đai lớn đảm bảo gấp 2 lần đường kính lớn nhất của cốt liệu thô.


    + Nguyên nhân 3: Do bản thân khung cốt thép bị cong vênh, ống vách bị nghiêng làm cho cốt thép đè chặt vào thành ống.


    Cách phòng ngừa: Phải tăng cường độ chính xác ở khâu gia công cốt thép, đề phòng khi vận chuyển bị biến dạng và kiểm tra độ thẳng đứng của ống vách trước khi thả lồng cốt thép.
    Cách sử lý sự cố : Khi bắt đầu đổ bê tông thấy phát hiện cốt thép bị trồi lên thì phải lập tức dừng việc đổ bê tông lại và kiên nhẫn rung lắc ống vách , di động lên xuống hoặc quay theo một chiều để cẳt đứt sự vướng mắc giữa khung cốt thép và ống vách. Trong khi đang đổ bê tông, hoặc khi rút ống lên mà đồng thời cố thép và bê tông cùng lên theo thì đây là một sự cố rất nghiêm trọng : hoặc thân cọc với tầng đất không được liên kết chặt, hoặc là xuất hiện khoảng hổng. Cho nên trường hợp này không được rút tiếp ống lên trước khi gia cố tăng cường nền đất đã bị lún xuống.


    4.2.TRƯỜNG HỢP CỐT THÉP BỊ TRỒI LÊN DO LỰC ĐẨY ĐỘNG CỦA BÊ TÔNG (ĐÂY LÀ LÀ NGUYÊN NHÂN NHÂN CHÍNH GÂY RA SỰ CỐ TRỒI CỐ THÉP)

    Lực đẩy động bê tông xuất hiện ở đáy lỗ khoan khi bê tông rơi từ miệng ống xuống (thế năng chuyển thành động năng ). Chiều cao rơi bê tông càng lớn, tốc độ đổ bê tông càng nhanh thì lực đẩy động càng lớn. Cốt thép sẽ không bị trồi nếu lực đẩy động nhỏ hơn trọng lượng lồng thép.

    Vì vậy có thể giảm thiểu sự trồi cốt thép nếu hạn chế tối đa chiều cao rơi bê tông và tốc độ đổ bê tông. Chiều cao này có thể không chế căn cứ vào trọng lượng lồng thép.
    Mặt khác có thể coi bê tông rơi xuống đáy lỗ khoan là trên nền đàn hồi, vì vậy việc giảm thiểu tốc độ đổ bê tông sẽ làm giảm thiểu phản lực đẩy ở đáy lỗ khoan.

     
    5. SỰ CỐ TỤT CỐT THÉP CHỦ TRONG CÔNG NGHỆ KHOAN XOAY VÁCH (VÍ DỤ CẦU ĐUỐNG)

    Nguyên nhân :

    Khi xoay ống vách thì cốt thép chủ bị xoay theo do tỳ vào ống ách qua các con kê và các cốt liệu lớn. Nhất là khi toàn bộ khung cốt thép tỳ lên ống vách thông qua các con kê do không dùng hệ khung cốt thép treo tạm thời khi đổ bê tông (như ở trụ 7 cầu Đuống ) thì ảnh hưởng dao động của cốt thép khi xoay ống vách càng lớn. Khi đó dưới tác động của việc xoay ống vách và trọng lượng của khung cốt thép thì toàn bộ khung cốt thép phần trên sẽ bị tụt xuống.
     
    Biện pháp xử lý và phòng ngừa:

    Khung cốt thép dùng mối nối buộc phải buộc thật chắc chắn và cẩn thận các mối nối giữa cốt thép chủ với cốt chủ, giữa cốt chủ với cốt đai và các cốt thép với nhau.


    Để hạn chế ảnh hưởng tác động của ống vách khi xoay vách tốt nhất là nên dùng các cốt thép tạm nối với cốt chủ nhô lên khỏi ống vách và treo toàn bộ lồng cốt thép trong lúc đổ bê tông. Cách này sẽ hạn chế tối đa lực tỳ của lồng thép lên ống vách. Nếu việc treo này vướng cho công tác đổ bê tông thì có thể không treo nhưng phải thường xuyên theo dõi cao độ cốt thép phụ tạm hoặc khi xoay ống vách phải treo lên.


    6. HƯ HỎNG VỀ BÊ TÔNG CỌC

    6.1. Công đoạn khoan tạo lỗ:

    Kỹ thuật, thiết bị khoan hoặc loại cọc ấn định kém thích hợp với đất nền.
    Sự mất dung dịch khoan bất ngờ(khi gặp hang caster ) hoặc sự trồi lên đột ngột của đất bị sụt lở vào lỗ khoan.

    Sự quản lý kém khi khoan tạo lỗ do sử dụng loại dung dịch có thành phần không thích hợp với đất nền.

    Sự nghiêng lệch bấp bênh hoặc hệ thống khoan tạo lỗ của máy khi gặp đá mò côi hoặc lớp đá nghiêng.

    Làm sạch lỗ khoan không đầy đủ, đáy lỗ khoan có một lớp cặn dày ít nhiều sinh ra một sự tiếp xúc không tốt tại mũi cọc và làm nhiễm bẩn bê tông.


    6.2. Công đoạn đổ bê tông cọc:

    Thiết bị đổ bê tông không thích hợp.

    Sai sót trong việ nối ống đổ bê tông, dứt đoạn đổ bê tông, do sự rút ống dẫn bê tông quá nhanh.


    Sự cấp liệu không đều dẫn đến lượng bê tông chiếm chỗ ban đầu không đủ do đổ nhanh (chẳng hạn giữa ống dẫn và đai bọc).


    Sự dụng bê tông có thành phần không thích hợp, khong đủ tính dẻo và dễ phân tầng.
    Sự lưu thông mạch nước ngầm làm trôi cục bộ bê tông tươi.


    Sự xắp xếp lại nền đất làm suy giảm ma sát thành bên hoặc khả năng chịu lực của mũi cọc.
    Thời hạn giãn cách kéo dài giữa khâu khoan tạo lỗ và đổ bê tông cọc gây ra sự sụt lở đất ở vách lỗ khoan và lắng đọng chất cặn ở đáy lỗ khoan, đó là sự cố thông thường xảy ra ở công trường thi công một số lượng lớn cọc khoan nhồi.


    Xử lý các khuyết tật bê tông cọc chất lượng kém

    Phương pháp bơm vữa này cho phép:


    Tái tạo lại bê tông có khuyết tật mà đặc tính của bê tông này là thiếu chất gắn kết.
    Gia cố khối lượng đất nền đã bị giảm khả năng chịu lực và bị xáo trộn bằng cách thấm nhập vữa.


    Lấp các đường nứt hoặc lỗ rỗng của đất nền.


    Phải xác định thành phần vữa, định lượng vữa sử dụng, áp lực bơm và khối lượng cần phun.


    6.2.1. Mục đích và yêu cầu xử lý :

    - Thay thế lớp mùn khoan và dung dịch sét phần mũi cọc khoan nhồi bằng một lớp vữa xi măng cát mác 300 tương đương với cường độ bê tông thân cọc.


    - Không làm ảnh hưởng tới cấu trúc địa tầng của lớp cuội sỏi dưới mũi cọc.

    6.2.2. Công nghệ xử lý

    a/Khoan tạo lỗ :

    + Đối với cọc các lỗ khoan kiểm tra có thông nước với nhau thì sử dụng 3 lỗ khoan kiểm tra làm lỗ để bơm và thoát vữa, (vị trí lỗ khoan là các ống nhựa đường kính đường kính 100mm và 2 ống nhựa đường kính 60mm phía đối diện đã đặt sẵn trong cọc ). Hai ống nhựa còn lại để sử dụng làm lỗ kiểm tra kết quả bơm vữa sử lý.


    + Đối với các cọc không có hiện tượng thông nước với nhau trong khi khoan kiểm tra và thổi rửa thì phải khoan thủng 2 ống nhựa còn lại để bơm vữa vào mũi cọc.

    + Nếu ống nhựa đường kính 60 không thẳng, không thể tận dụng làm lỗ khoan xử lý được, thi phải khoan thêm một lỗ đường kính 93 mm dọc suốt thân cọc, vị trí lỗ khoan này nên cách lồng thép >25 cm, nhưng tác dụng của lỗ khoan này hạn chế hơn các lỗ xung quanh cọc khi bơm vữa xử lý.

    b/Bơm nước xói rửa


    - Dùng máy khoan để nâng, hạ ống thép đường kính 33- 44mm dài bằng chiều dài cọc để xói rửa.

    - Dùng vòi nước có áp từ 5 đến 10 át, lưu lượng 10 –15 m3/giờ để xói rửa lớp mùn ở phần mũi cọc .


    - áp lực bơm phù hợp phải xác định tại hiện trường nhằm đảm bảo 2 yêu cầu


    + Xói sạch lớp mùn xốp ở mũi cọc

    + Không làm ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi ở phía dưới


    - Thời gian xói rửa tại mỗi cọc tuỳ thuộc vào lượng mùn ở mũi cọc, khi thấy nước đùn lên ở miệng lỗ khoan đã sạch mùn và chỉ còn lẫn cát thì dừng bơm rửa để không ảnh hưởng tới tầng cuội sỏi phía dưới.


    c/ Bơm vữa xi măng cát mác 300


    + Việc bơm vữa xi măng cát tuân thủ theo công nghệ thi công vữa dâng tại vị trí các ống nhựa đường kính 100 mm. áp lực bơm vữa từ 5 – 6 át, để tạo áp lực phải bố trí nút cao su ở lỗ khoan đặt ống bơm vữa.


    + Đối với các lỗ khoan không có hiện tượng mất nước trong khi khoan thì bơm xử lý làm nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau 1 ngày để tránh hiện tượng mất vữa vào tầng cuội sỏi.


    + Khi thấy vữa dâng lên tràn qua mặt ống nhựa thì cho dừng bơm và xem như chân cọc và ống nhựa đã được lấp đầy vữa.


    7. SỰ CỐ GẶP HANG CASTER KHI KHOAN

    Dấu hiệu thường thấy khi mũi khoan gặp hang caster là độ lún cần khoan tăng đột ngột, cao độ dung dịch trong lỗ khoan có thể bị tụt xuống khi gặp hang rỗng hoặc dâng lên khi trong hang có nước có áp hoặc bùn nhão.

    Việc gặp hang caster có nhiều bùn nhão như ở cầu Bợ khiến phải sử lý mất rất nhiều thời gian, trong đó việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster cũng là một giải pháp đang được áp dụng khá hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện trước có hang caster thì sử dụng thiết bị khoan xoay ống vách là phương pháp hiệu quả nhất.

    Việc sử dụng ống vách phụ qua hang caster kết hợp với ống vách mở rộng bên ngoài được tiến hành như sau:

    VÍ DỤ VỚI CỌC F1500:

    Bước 1: Sử dụng ống vách mở rộng
    F1800 dày 14mm rung hạ bằng búa rung BP170 đến cao độ cho phép có thể rút được ống vách lên tuỳ theo năng lực thiết bị hiện có. Có thể kết hợp đào đất hoặc xói hút trong ống vách để giảm thiểu lực ma sát thành cọc.
    Bước 2: Khoan trong lòng ống vách mở rộng bàng máy khoan BAUER sau đó doa lỗ
    F1650. Vách thép phụ F1600 được ép hạ qua hang sau đó tiếp tục khoan F1500 và đổ bê tông bình thường.

    Ông vách phụ được giữ lại trong đất còn ống vách mở rộng có thể được rút lên sau khi khoan xong.
    Read More...