Kinh nghiệm xây nhà đẹp, hiệu quả, tiết kiệm - Bước 1: Công tác chuẩn bị.
Bước 1: Công tác chuẩn bị:
Thiết kế: Thiết kế là phần quan trọng nhất của nhà, bởi một
số lý do sau:
Giúp mình hình dung tổng thể toà nhà khi xây xong nó sẽ thế nào, có thể
bố trí các phòng thế nào. Trong mỗi phòng thì đồ đạc có thể để thế nào (Nếu nhà
có nhiều đồ cũ thì cần phải thiết kế sao cho tận dụng lại được).
Trong thiết kế tính cả những yếu tố như Phong thuỷ, thiết kế chi tiết có
những vật liệu cần dùng, loại nào, sử dụng bao nhiêu... Ngoài ra ở những góc
nhỏ có những phần giúp cho việc tận dụng không gian tốt hơn cũng như trông đẹp
hơn khi kê đồ vào.
Kinh nghiệm cho thấy những gì làm theo thiết kế thì nói
chung không xảy ra vấn đề gì. Nhưng những gì có tranh cãi rồi làm thay đổi
thiết kế thì rất nhiều chỗ có vấn đề. Kinh nghiệm cho thấy tốt nhất nên đàm
phán với người thiết kế để nếu muốn thay đổi thì làm việc lại với thiết kế, họ
sẽ đưa ra đề xuất tốt nhất thoả mãn yêu cầu của mình (Bởi mình không thể biết hết
được những vấn đề phát sinh về mặt kỹ thuật, phải có người tư vấn cho mình là
tốt nhất).
Khi thiết kế tốt nhất bạn cũng nhờ họ tư vấn luôn cho mảng hoàn thiện
cho mình như: Chọn gạch màu gì, cửa loại gì, sơn màu gì... Nếu tài chính với
bạn không là vấn đề quá lớn và muốn làm đồng bộ thì nên thuê cả thiết kế nội
thất luôn và thuê họ làm hoàn thiện luôn.
Xem ngày giờ: Mình cũng không phải là người quan trọng việc này, nhưng
với việc lớn như xây nhà thì bạn nên làm. Theo mình có mấy ngày quan trọng nhất
cần xem: ngày phá dỡ nhà, động thổ, cất nóc và nhập trạch. Nên làm theo những
gì “thầy” bảo.
Chọn thợ: Thông thường có 2 hình thức thuê thợ:
Tính công: Thường chỉ dùng nếu như thợ nhà, đảm bảo trách nhiệm. Bởi nếu
thuê theo công thì càng kéo dài thợ càng được lợi, làm nhàn hơn mà tiền công
nhận được vẫn vậy.
Khoán: Thông thường tiền công khoán tính theo m2 sàn. Cứ tính xem bao nhiêu m2 bê tông sàn từ tầng dưới lên rồi nhân theo đơn giá. Có hai hình thức khoán: khoán toàn bộ và chỉ khoán công. Nếu mình không có người giám sát hàng ngày thì có thể khoán toàn bộ, nghĩa là họ lo cả vật liệu cho mình luôn. Nhưng với hình thức này cần phải làm rất rõ xem trách nhiệm của thợ phải làm đến đâu. Chỉ khoán xây thô hay cả hoàn thiện, nếu hoàn thiện thì hoàn thiện đến hạng mục nào (Nếu xây thô thì thường đơn giá khoản 3-4 triệu/m2). Nếu tính cả hoàn thiện thì khoảng 5-7 triệu /m2. Tuy nhiên thông thường thì mọi người dùng hình thức khoán công. Công xây thô vào khoảng 800k-1M / m2.
Nếu chọn được thợ không tốt thì chắc chắn kết quả bạn sẽ nhận được ngôi nhà không như ý. Tường không được phẳng, các góc không tốt, cửa không đều... là những thứ có thể phải đón nhận. Ngoài ra vấn đề tài chính nhập nhèm, ăn cắp vật liệu cũng có thể sẽ xảy ra.. Thông thường bạn không có quyền chọn thợ mà chỉ có thể chọn “cai”. Tuy nhiên cố gắng chọn cai thầu có uy tín. Tốt nhất yêu cầu họ cho xem một công trình họ đang làm hoặc đã hoàn thành. Có một vấn đề cũng quan trọng nữa, nếu thợ ở quê thì có khả năng bạn phải lo bố trí chỗ ở cho họ (không gian nhà phải có chỗ cho thợ dựng nhà tạm). Ngoài ra nếu thợ ở nhà bạn thì bạn cũng phải tính đến việc nói chuyện với hàng xóm và thợ để sau này tránh xảy ra những vấn đề va chạm giữa các bên.
Lựa chọn người giám sát thi công: Cái này cũng khá quan trọng. Thông thường thợ xây là những người không có trình độ, việc ăn cắp vật liệu, tiền bạc, làm ẩu, làm sai có thể xảy ra. Do đó nếu có thể bạn nên tìm một người giám sát thợ hàng ngày khá quan trọng. Bạn nên tìm người có quan hệ thân thuộc và biết về xây dựng (Bố, ông, chú, bác, họ hàng...). Ngoài ra khi tìm người cũng phải rõ ràng, nhờ vả hay thuê (nếu là họ hàng), và trách nhiệm của mọi người đến đâu. Ví dụ như việc bạn vẩn phải là người quyết định cuối cùng, nếu có gì sai khác với thiết kế thì đều phải thông qua bạn...
Khảo sát giá cả vật liệu: Kể cả bạn thuê trọn gói hay thuê công và mua vật liệu thì bạn cũng nên chọn nơi cung cấp vật liệu, giá cả. Nếu nhà nhỏ không để được nhiều vật liệu (cát, đá, xi măng...) thì bạn nên chọn nơi cung cấp gần nhà để có thể luôn có sẵn sàng vật liệu, thợ đỡ phải chờ. Về sắt thì nên lựa chọn kỹ (cái này liên quan đến thiết kế kết cấu nữa). Trong số vật liệu thô thì sắt là đắt nhất, thế nên bạn cũng nên tìm hiểu trước khi chọn nơi mua, đám phán đầy đủ về giá cả (kể cả vận chuyển).
Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép: Về lý thuyết thì bạn cần lên xin phép ở quận. Tuy nhiên nếu nhà ở trong ngõ, ngách nhỏ thì bạn có thể liên phường để xin phép (ko chính thức). Nếu bạn có đầy đủ sổ đỏ, giấy tờ và lúc xây không muốn lấn ra một chút không gian nào thì cứ đường đường chính chính lên quận để xin.
Trao đổi với các bên liên quan: Trước khi xây nhà bạn cũng nên sang nói chuyện với hàng xóm xung quanh. Thứ nhất là thông báo bạn xây nhà nên có thể có vấn đề vật liệu bẩn, thợ đến làm...ảnh hưởng đến sinh hoạt xung quanh. Thứ hai là nói rõ việc bạn xây xướng thế nào (ảnh hưởng đến họ) tránh việc đang xây thì xảy ra tranh chấp, tranh cãi... Trong trường hợp xây nhà có thể ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì phải chuẩn bị phương án đề phòng chống (sụt nún, nứt...). Vấn đề nữa là bạn xem nếu có khả năng ảnh hưởng cao thì bạn nên xem những phần liên quan xem có bị nứt, lún gì chưa (nếu có thì chụp ảnh, lập biên bản trước làm bằng chứng). Thông thường xây ra rất hay xảy ra tranh chấp, thế nên bạn chuẩn bị sẵn giấy tờ liên quan (Khi cần là có ngay) và chụp lại ảnh hiện trạng nhà hiện tại để làm bằng chứng sau này.
Bài tiếp theo: Bước 2 - Xây thô.
Khoán: Thông thường tiền công khoán tính theo m2 sàn. Cứ tính xem bao nhiêu m2 bê tông sàn từ tầng dưới lên rồi nhân theo đơn giá. Có hai hình thức khoán: khoán toàn bộ và chỉ khoán công. Nếu mình không có người giám sát hàng ngày thì có thể khoán toàn bộ, nghĩa là họ lo cả vật liệu cho mình luôn. Nhưng với hình thức này cần phải làm rất rõ xem trách nhiệm của thợ phải làm đến đâu. Chỉ khoán xây thô hay cả hoàn thiện, nếu hoàn thiện thì hoàn thiện đến hạng mục nào (Nếu xây thô thì thường đơn giá khoản 3-4 triệu/m2). Nếu tính cả hoàn thiện thì khoảng 5-7 triệu /m2. Tuy nhiên thông thường thì mọi người dùng hình thức khoán công. Công xây thô vào khoảng 800k-1M / m2.
Nếu chọn được thợ không tốt thì chắc chắn kết quả bạn sẽ nhận được ngôi nhà không như ý. Tường không được phẳng, các góc không tốt, cửa không đều... là những thứ có thể phải đón nhận. Ngoài ra vấn đề tài chính nhập nhèm, ăn cắp vật liệu cũng có thể sẽ xảy ra.. Thông thường bạn không có quyền chọn thợ mà chỉ có thể chọn “cai”. Tuy nhiên cố gắng chọn cai thầu có uy tín. Tốt nhất yêu cầu họ cho xem một công trình họ đang làm hoặc đã hoàn thành. Có một vấn đề cũng quan trọng nữa, nếu thợ ở quê thì có khả năng bạn phải lo bố trí chỗ ở cho họ (không gian nhà phải có chỗ cho thợ dựng nhà tạm). Ngoài ra nếu thợ ở nhà bạn thì bạn cũng phải tính đến việc nói chuyện với hàng xóm và thợ để sau này tránh xảy ra những vấn đề va chạm giữa các bên.
Lựa chọn người giám sát thi công: Cái này cũng khá quan trọng. Thông thường thợ xây là những người không có trình độ, việc ăn cắp vật liệu, tiền bạc, làm ẩu, làm sai có thể xảy ra. Do đó nếu có thể bạn nên tìm một người giám sát thợ hàng ngày khá quan trọng. Bạn nên tìm người có quan hệ thân thuộc và biết về xây dựng (Bố, ông, chú, bác, họ hàng...). Ngoài ra khi tìm người cũng phải rõ ràng, nhờ vả hay thuê (nếu là họ hàng), và trách nhiệm của mọi người đến đâu. Ví dụ như việc bạn vẩn phải là người quyết định cuối cùng, nếu có gì sai khác với thiết kế thì đều phải thông qua bạn...
Khảo sát giá cả vật liệu: Kể cả bạn thuê trọn gói hay thuê công và mua vật liệu thì bạn cũng nên chọn nơi cung cấp vật liệu, giá cả. Nếu nhà nhỏ không để được nhiều vật liệu (cát, đá, xi măng...) thì bạn nên chọn nơi cung cấp gần nhà để có thể luôn có sẵn sàng vật liệu, thợ đỡ phải chờ. Về sắt thì nên lựa chọn kỹ (cái này liên quan đến thiết kế kết cấu nữa). Trong số vật liệu thô thì sắt là đắt nhất, thế nên bạn cũng nên tìm hiểu trước khi chọn nơi mua, đám phán đầy đủ về giá cả (kể cả vận chuyển).
Chuẩn bị giấy tờ, xin giấy phép: Về lý thuyết thì bạn cần lên xin phép ở quận. Tuy nhiên nếu nhà ở trong ngõ, ngách nhỏ thì bạn có thể liên phường để xin phép (ko chính thức). Nếu bạn có đầy đủ sổ đỏ, giấy tờ và lúc xây không muốn lấn ra một chút không gian nào thì cứ đường đường chính chính lên quận để xin.
Trao đổi với các bên liên quan: Trước khi xây nhà bạn cũng nên sang nói chuyện với hàng xóm xung quanh. Thứ nhất là thông báo bạn xây nhà nên có thể có vấn đề vật liệu bẩn, thợ đến làm...ảnh hưởng đến sinh hoạt xung quanh. Thứ hai là nói rõ việc bạn xây xướng thế nào (ảnh hưởng đến họ) tránh việc đang xây thì xảy ra tranh chấp, tranh cãi... Trong trường hợp xây nhà có thể ảnh hưởng đến nhà bên cạnh thì phải chuẩn bị phương án đề phòng chống (sụt nún, nứt...). Vấn đề nữa là bạn xem nếu có khả năng ảnh hưởng cao thì bạn nên xem những phần liên quan xem có bị nứt, lún gì chưa (nếu có thì chụp ảnh, lập biên bản trước làm bằng chứng). Thông thường xây ra rất hay xảy ra tranh chấp, thế nên bạn chuẩn bị sẵn giấy tờ liên quan (Khi cần là có ngay) và chụp lại ảnh hiện trạng nhà hiện tại để làm bằng chứng sau này.
Bài tiếp theo: Bước 2 - Xây thô.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét